Zinc oxide
Phân loại:
Dược chất
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Zinc oxide
Loại thuốc
Thuốc bảo vệ da.
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc mỡ Zinc oxide 46%.
Zinc oxide thường được dùng phối hợp với các hoạt chất khác trong các chế phẩm gồm nhiều vị thuốc, dưới các dạng: Kem dùng ngoài, hồ bôi, thuốc mỡ, đạn trực tràng, bột phấn trẻ em, băng dính.
Thuốc đặt trực tràng 10%;
Kem bôi: 10%; 11,3%; 13%; 22%; 30,6%;
Thuốc mỡ bôi ngoài da: 10%; 16%; 20%; 30%; 40%;
Thuốc dán: 20%; 40%;
Bột bôi ngoài da: 15%;
Dạng xịt tại chỗ: 10%; 25%;
Thuốc bôi: 11,3%
Dược động học:
Hấp thu
Zinc oxide bôi ngoài da không hấp thu đáng kể
Phân bố
Chỉ sử dụng tại chỗ, không hấp thu toàn thân.
Chuyển hoá
Chỉ sử dụng tại chỗ, không hấp thu toàn thân.
Thải trừ
Chỉ sử dụng tại chỗ, không hấp thu toàn thân.
Dược lực học:
Dược lực học
Zinc oxide có tính chất làm săn da và sát khuẩn nhẹ và được dùng bôi tại chỗ để bảo vệ, làm dịu tổn thương chàm (eczema) và các chỗ trợt da nhẹ. Zinc oxide thường được dùng với hắc ín than đá hoặc ichthammol để điều trị chàm. Zinc oxide phản xạ tia cực tím nên còn được dùng trong các thuốc bôi chống nắng.
Trong phần lớn các chế phẩm chứa Zinc oxide còn có những chất khác như titan oxide, bismuth oxide, glycerol, bôm (nhựa thơm) Peru, ichthammol... đặc biệt các chất mỡ có tính chất bít kín nên có thể dễ gây bội nhiễm.
Zinc oxide còn là nguyên liệu để làm một số loại xi măng nha khoa. Khi trộn với acid phosphoric, Zinc oxide tạo thành một vật liệu cứng mà thành phần chủ yếu là kẽm phosphat; vật liệu này trộn với dầu đinh hương hoặc eugenol dùng để hàn răng tạm thời.
Cơ chế
Zinc oxide hoạt động như một hàng rào vật lý để ngăn ngừa kích ứng da và giúp chữa lành làn da bị tổn thương.
Xem thêm
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Arsenic trioxide
Loại thuốc
Thuốc điều trị ung thư
Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc tiêm: 1 mg/ml, lọ 5 ml, 10 ml
Cytisine là một loại chất kiềm được tìm thấy tự nhiên trong một số chi thực vật như Laburnum và Cytisus thuộc họ Fabaceae. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nó là một phương pháp điều trị cai thuốc lá hiệu quả và giá cả phải chăng hơn đáng kể so với liệu pháp thay thế nicotine. Còn được gọi là baptitoxine hoặc sophorine, cytisine đã được sử dụng như một phương pháp điều trị cai thuốc lá từ năm 1964, và tương đối không được biết đến ở các khu vực bên ngoài trung tâm và Đông Âu. Cytisine là một chất chủ vận acetylcholine một phần nicotinic với thời gian bán hủy là 4,8 giờ. Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III gần đây sử dụng Tabex (một nhãn hiệu Cytisine được bán bởi Sopharma AD) đã cho thấy hiệu quả tương tự với varenicline, nhưng với chi phí thấp.
Sản phẩm liên quan









